Biến

1. Khai báo biến

Biến được sử dụng để lưu các giá trị cần tính toán trong chương trình.
Câu lệnh khai báo biến trong ngôn ngữ C:

<kiểu dữ liệu>  <tên biến>;

Kiểu dữ liệu : kiểu số nguyên (int), số thực (float), kí tự (char),…
Tên biến : phải tuân theo quy tắc đặt tên ở mục 2 và nên đặt tên biến có ý nghĩa.
Cuối câu lệnh phải có dấu chấm phẩy.

Ví dụ 1: khai báo 1 biến tính tổng của 2 chữ số nguyên:

int sum;

Tổng 2 chữ số nguyên cũng là 1 số nguyên nên kiểu dữ liệu là int, tên biến là sum mang ý nghĩa là tổng số.

Ví dụ 2: khai báo 1 chuỗi để lưu tên của người bạn thân

 char name[30];

Tên là 1 chuỗi các kí tự nên ta khai báo 1 mảng kiểu char gồm 30 kí tự.

2. Vị trí khai báo biến
Các khai báo biến được đặt ngay sau dấu { đầu tiên của hàm, không được khai báo biến sau các câu lệnh khác.
Ví dụ 3:

void main()
{
    int a, b, c; // true
    a = 3;
    float d; // false
    …
}

3. Khởi tạo giá trị cho biến

Khởi tạo giá trị cho biến là gán giá trị cho biến sau khi khai báo
Có 2 cách khởi tạo cho biến :

Ví dụ 4:

int a = 5;
float b = 6;

Gán giá trị cho biến ngay khi khai báo. Để gán giá trị cho biến, ta dùng toán tử =

Ví dụ 5:

int a;
float b;
a = 6;
b = 6.5;

Gán giá trị cho biến sau khi khai báo

4. Địa chỉ của biến

Khi khai báo biến thì máy tính sẽ cấp phát ra 1 vùng nhớ (gồm nhiều byte liên tiếp) để lưu giá trị của biến đó. Muốn lấy địa chỉ của biến thì ta dùng toán tử &.

int a;

&a : địa chỉ vùng nhớ lưu giá trị của biến

Be the first to comment

Leave a Reply