Ưu nhược điểm khi sử dụng mảng trong ngôn ngữ C/C++?

Ưu điểm: Mảng có 1 số ưu điểm như sau.

  • Dễ hiểu và dễ sử dụng: chỉ cần khai báo <kiểu dữ liệu> tên mảng[kích thước].
  • Truy cập đến các phần tử trong mảng nhanh: chúng ta có thể truy cập tới bất kì phần tử nào trong mảng bằng cách chỉ định chỉ số cho phần tử đó. Ví dụ: mảng A[100] gồm 100 phân tử ( từ A[0] đến A[99]), để truy xuất tới phần tử thứ i ta chỉ cần gọi giá trị A[i]. Thời gian truy cập phần tử A[0] và thời gian truy cập phần tử A[1000] là như nhau.

Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm, mảng còn tồn tại một số hạn chế sau.

  • Kích thước của mảng phải là cố định: Trong cấp phát mảng tĩnh, mảng cần được khai báo với kích thước xác định trước khi chạy chương trình. (vùng nhớ cho mảng được cấp phát khi biên dịch). Trong cấp phát động, vùng nhớ được cấp phát khi chạy chương trình. Như các bạn đã biết, vùng nhớ giành cho mỗi chương trình thường không dự đoán được trước. Nếu khai báo mảng với kích thước lớn, không sử dụng hết sẽ gây lãng phí bộ nhớ, ngược lại nếu kích thước vùng nhớ không đủ dùng, chúng ta không thể mở rộng vùng nhớ thêm được, dẫn đến buffer overrun ( tràn vùng nhớ).
  • Các byte vùng nhớ cấp phát mảng được sắp xếp liên tục: trong trường hợp vùng nhớ cho chương trình đang bị phân mảnh, chương trình sẽ báo lỗi khi chúng ta khai báo hoặc cấp phát cho mảng với kích thước lớn vì lý do: không đủ vùng nhớ liên tục cho mảng ( mặc dù tổng dung lượng vùng nhớ phân mảnh là đủ).
  • Việc chèn và xóa phần tử của mảng mất nhiều thời gian: vì vùng nhớ cấp phát cho mảng được sắp xếp liên tục nên việc chèn một phần tử mới vào hoặc xóa phần tử trong mảng trở lên khó khăn. Ví dụ: cho mảng A[100], chúng ta muốn chèn thêm phần tử mới vào vị trí i, tất cả các phần tử thứ i trở đi phải dịch sang vị trí kế tiếp để chèn giá trị vào vị trí thứ i. Việc xóa phần tử trong mảng cũng tương tự như vậy, dịch tất cả các phần tử từ vị trí thứ i+1 sang vị trí liền trước nó.

1 Comment on Ưu nhược điểm khi sử dụng mảng trong ngôn ngữ C/C++?

Leave a Reply